Việc các ngôi sao như Hoàng Đức, Công Phượng hay Văn Lâm xuống thi đấu ở giải hạng Nhất đã tạo ra luồng ý kiến tranh cãi. fun88 đối tác
Bóng đá Việt Nam thời gian qua luôn đứng trước áp lực rất lớn từ dư luận. Ngoài thành tích bết bát và sự xuống dốc của đội tuyển Việt Nam, chuyện các cầu thủ ngôi sao như Hoàng Đức, Văn Lâm, Công Phượng và một số gương mặt khác chuyển xuống thi đấu tại giải hạng Nhất Quốc gia cũng tạo ra những luồng tranh cãi.
Thủ môn Đặng Văn Lâm là trường hợp duy nhất được gọi lên tuyển Việt Nam trong tháng 10, với tư cách cầu thủ dự giải hạng Nhất. HLV Kim Sang Sik không gọi thêm cầu thủ nào khác. Nhưng Văn Lâm vẫn chưa thi đấu ở giải hạng Nhất và mọi thứ có thể thay đổi trong thời gian tới. fun88 linkbong88moinhat
Sự thay đổi nói trên không phải theo hướng tích cực cho thủ môn Đặng Văn Lâm, mà nguy cơ lớn mất suất lên tuyển Việt Nam do đá giải hạng Nhất. Bởi HLV Kim Sang Sik chỉ ưu tiên sử dụng cầu thủ thi đấu ở V.League và có phong độ cao. Đây là điểm khác biệt lớn so với thời HLV Troussier – một nhà cầm quân thích sử dụng cầu thủ dự bị và đá giải hạng Nhất.
Có một số ví dụ điển hình như Văn Tùng dự bị ở CLB Hà Nội đã không được gọi tuyển Việt Nam. HLV Kim Sang Sik chọn Văn Quyết – chân sút ghi 2 bàn sau 3 trận của Hà Nội FC. Châu Ngọc Quang ghi 2 bàn cho HAGL thế chỗ Tuấn Anh (Nam Định FC). Thủ môn Trần Trung Kiên (HAGL) giữ sạch lưới 3 trận được gọi lên tuyển. Khuất Văn Khang, Tô Văn Vũ, Thái Sơn, Đình Bắc có phong độ cao cũng được HLV Kim Sang Sik triệu tập…
Đầu tiên, thủ môn Đặng Văn Lâm chia tay câu lạc bộ Bình Định (V.League) để đầu quân cho đội Trẻ TPHCM. Sau đó, lực lượng của đội bóng này có sự hoán đổi cho Phù Đổng Ninh Bình và thủ thành sinh năm 1993 tiếp tục chuyển đến khoác áo đại diện phía Bắc.
Câu chuyện tương tự diễn ra với trung vệ Nguyễn Hữu Tuấn, hậu vệ Đỗ Thanh Thịnh, tiền vệ Đỗ Văn Thuận, tiền đạo Đinh Thanh Bình. Một số nhân tố trẻ như Nguyễn Đức Việt và Nguyễn Quốc Việt cũng được Hoàng Anh Gia Lai cho Phù Đổng Ninh Bình mượn.
Một trường hợp khác gây chú ý là việc Nguyễn Công Phượng chia tay Yokohama FC để đầu quân cho câu lạc bộ Bình Phước. Sau hơn 2 năm xuất ngoại không thành công, tiền đạo người Nghệ An quyết định về nước chơi bóng, nhưng là một đội bóng ở giải hạng Nhất.
Mới đây, tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức cũng chia tay Thể Công Viettel sau quá trình dài trưởng thành và cống hiến cho đội bóng áo lính. Đương kim Quả bóng vàng Việt Nam 2023 đưa ra quyết định gây sốc khi chuyển đến thi đấu cho Phù Đổng Ninh Bình, thay vì một câu lạc bộ khác tại V.League.
Nhìn nhận thực tế, những gương mặt kể trên đều là những cầu thủ thừa khả năng, chuyên môn để chơi bóng ở V.League, thậm chí là những ngôi sao sáng giá có giá trị chuyển nhượng lớn.
Song, với việc chuyển xuống thi đấu ở giải đấu thấp hơn, người hâm mộ cho rằng Hoàng Đức hay Công Phượng, Văn Lâm đang tự làm giảm giá trị của mình.
Số tiền mà các ông bầu của các đội hạng Nhất chi ra quá lớn, nếu không muốn nói là vượt xa giá trị thực, khiến cầu thủ khó lòng từ chối. Lúc này, không thể khẳng định rằng tất cả tuyển thủ có thể thăng hạng lên đá V.League mùa sau. Nhưng chỉ cần 1-2 năm thi đấu giải hạng Nhất, liệu có đảm bảo Công Phượng, Hoàng Đức hay Văn Lâm duy trì được phong độ?
Dưới góc độ bóng đá thuần túy, nhiều tuyển thủ chơi ở hạng đấu thấp có thể ảnh hưởng chất lượng của tuyển Việt Nam. Tại giải hạng Nhất, tính cạnh tranh, cọ xát không cao và khi chuyên môn sa sút theo thời gian, không tránh khỏi việc tuyển Việt Nam suy yếu theo.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, Hoàng Đức thừa nhận yếu tố tài chính là một phần nguyên nhân khiến anh chấp nhận thi đấu ở hạng Nhất.
Trước đó, tranh cãi nổ ra khi Hoàng Đức từng có tham vọng xuất ngoại thi đấu cho một đội bóng Thái Lan hay Hàn Quốc, song, khi chia tay Thể Công Viettel, điểm đến tiếp theo lại là một đội bóng hạng Nhất. Dĩ nhiên, điều này khiến giới mộ điệu khó chấp nhận.
Còn với Công Phượng, theo khách quan, việc trở về Việt Nam chơi bóng đã là một bước lùi trong sự nghiệp. Trong lần thứ 3 sang nước ngoài chơi bóng, tiền đạo sinh năm 1995 vẫn không thể khẳng định năng lực của bản thân. Đáng nói, bến đỗ mới của Công Phượng chỉ là giải hạng Nhất.
Ở một góc độ khác, dư luận cho rằng bản thân Công Phượng đã nỗ lực cho hành trình xuất ngoại của mình. Anh chỉ về nước khi không còn cơ hội thể hiện mình. Với những góc nhìn khác nhau, bản thân tiền đạo sinh năm 1995 luôn đứng giữa những lằn ranh tranh cãi.